Trang chủ  >  Bản tin tài chính  >  Thuế  

Công nghệ đang “giết chết” sự tăng trưởng thần kỳ của châu Á

Ngày đăng: 25/9/2012 | 9:29:58 AM
Những tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ ẩn chứa những tác động tiêu cực, thậm chí còn gây nên rủi ro không thể lường trước được cho các nước châu Á.
George Magnus, chuyên gia kinh tế đến từ ngân hàng UBS vừa có bản báo cáo phân tích dài 29 trang thảo luận về vấn đề liệu có phải cuối cùng thì phép màu của châu Á đã kết thúc.  Tờ Financial Times đã tóm tắt lại báo cáo này, phác họa lại vai trò của công nghệ và những ảnh hưởng đến tính năng động của thị trường châu Á. 
 
Theo lập luận của tác giả, sự phát triển của công nghệ có thể “giết chết” châu Á theo 2 cách.
Thứ nhất, với công nghệ sản xuất tân tiến, các nước phát triển như Mỹ, 1 phần châu Âu và Nhật Bản, đang dần dần lấy lại được vị thế bởi họ có thể khai thác những nguồn năng lượng rẻ hơn. 
 
Ví dụ như Mỹ, với việc dẫn đầu về công nghệ khai thác năng lượng giá rẻ từ đá phiến và các mỏ dầu, đang bắt đầu xoay chuyển bức tranh kinh tế toàn cầu. Các công ty Mỹ tận hưởng lợi thế chi phí năng lượng ở mức thấp đồng thời các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng về năng lượng có thể phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó, Mỹ cũng có thể hưởng lợi từ nhiều cách khác với việc trở thành nước xuất khẩu năng lượng hùng mạnh hơn, độc lập hơn. 
 
Theo ước tính của Cơ quan thông tin năng lượng quốc tế (EIA), kim ngạch xuất khẩu khí gas của Mỹ có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 và có thể đạt thặng dư vào năm 2025. Phát triển năng lượng giá rẻ có thể giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đồng thời giúp thu hút được rất nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực năng lượng. 
 
Khai thác khí gas giá rẻ đã trở thành bước tiến công nghệ đáng chú ý nhất trong 1 thập kỷ vừa qua, đặc biệt là khi xét đến những ảnh hưởng trực tiếp đối với giá năng lượng. Hơn thế, rất có thể cuối cùng thì công nghệ này sẽ trở thành bước tiến công nghệ quan trọng nhất.  
 
Không chỉ trong lĩnh vực năng lượng, xu hướng thay đổi công nghệ còn đang khiến bức tranh sản xuất toàn cầu thay đổi hoàn toàn. Nước Mỹ đã dẫn đầu hoạt động sản xuất cao cấp. Với điện thoại thông minh, máy tính thông minh, Mỹ có khả năng tạo ra những công ty thông minh và điều này đang phát huy tác dụng. Liệu những sản phẩm này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ hay không vẫn là điều gây nhiều tranh cãi. 
 
Tuy nhiên, đó chỉ là lát cắt của cuộc cách mạng công nghiệp mới đang bùng nổ trên thế giới với các công nghệ sản xuất vượt trội, đặc biệt là công nghệ in 3D. Theo các nhà phân tích, cuộc cách mạng này sẽ khiến các lợi thế quay trở lại với nước Mỹ và các nước phương Tây khác. 
 
Giờ đây, hoạt động sản xuất không cần đến quá nhiều lao động. Do đó, các nước phương Tây không còn phải chịu thua thiệt từ dân số già và lực lượng lao động  bị thu hẹp. Lợi thế sẽ thuộc về các quốc gia gần với thị trường tiêu thụ và với những phát triển vượt bậc của công nghệ. Qui mô sản xuất lớn cùng với chuỗi cung ứng phủ khắp toàn cầu – 2 nhân tố định hình vai trò của châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng trên nền kinh tế toàn cầu - sẽ không còn quan trọng. 
 
Tồi tệ hơn, chi phí lao động ở các nước như Trung Quốc còn tăng lên. Sức hút khổng lồ của Trung Quốc đối với các công ty phương Tây chưa hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, sức hút ấy đang bị phá hủy bởi chi phí lao động ngày càng tăng cao, những đảo lộn về chính sách, lo lằng về quyền sở hữu trí tuệ và cả tình trạng các tập đoàn lớn được hưởng quá nhiều ưu đãi. 
 
Foxconn có thể là 1 ví dụ điển hình cho xu hướng này. Năm ngoái, công ty vốn chuyên gia công cho các hãng lớn như Apple, Sony và Nokia đã thông báo có kế hoạch đưa 1 triệu con robot vào hoạt động sản xuất trong vòng 3 năm tới.
 
Hiện nay, Foxconn có 1,2 triệu lao động. Như vậy, nếu quá trình tự động hóa được hoàn tất, rất nhiều lao động sẽ mất việc làm. 
 
Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Kể cả khi Trung Quốc có thể bắt kịp với Mỹ, Nhật, Đức trên mặt trận cải tiến công nghệ sản xuất, không có lý do gì để các công ty nước ngoài thực hiện công đoạn gia công sản phẩm hoặc nhập khẩu nguyên liệu thô từ 1 đất nước xa xôi như vậy. 
 
Trong khi đó, khả năng cạnh tranh về công nghệ của Trung Quốc vẫn là 1 dấu hỏi lớn. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) của Trung Quốc đã tăng mạnh và giờ đây Trung Quốc cũng là nước chi tiêu lớn thứ 2 thế giới xét về tỷ lệ (13,2% trong tổng số chi tiêu). Tuy nhiên, tổng chi phí của Trung Quốc chỉ bằng 1 nửa so với con số 330 tỷ USD của EU và bằng hơn 1/3 so với của Mỹ. 
 
Xét về phương pháp sản xuất, tổ chức quản lý, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và các cải tiến về nguyên vật liệu, Trung Quốc đang bị bỏ lại khá xa so với nền kinh tế phát triển. 
 
Trung Quốc cũng đã trở thành nước dẫn đầu thế giới xét về khối lượng đơn xin cấp bản quyền sáng chế và chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ xét về số lượng các công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, dường như Trung Quốc đang đi chệch hướng. Trên thực tế, Trung Quốc đang tụt hậu rất nhiều so với Mỹ và các nước châu Âu khác khi số lượng bản quyền được công nhận trên toàn cầu rất thấp. 
 
Chỉ có ít hơn 6% số bằng sáng chế của Trung Quốc được bảo vệ trên toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ ở Mỹ là 49%, Nhật Bản là gần 40%. Tỷ lệ bình quân trên đầu người các bài nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học hàng đầu còn thấp hơn nhiều so với các nước khác. Theo dữ liệu từ Thomson Reuters, tỷ lệ ở Trung Quốc là 0,54. Trong khi đó, ở Mỹ, Đức và nhiều nước Tây Âu khác là từ 10 trở lên. 
 
Vấn đề nằm ở chỗ những yếu kém trong cải tiến và công nghệ của Trung Quốc bắt nguồn từ hệ thống văn hóa xã hội chú trọng vào giá trị thặng dư hơn là những thay đổi căn bản, đồng thời chú trọng số lượng hơn là chất lượng và sự độc đáo. 
 
Do đó, rất dễ hiểu khi các nước khác trên thế giới - nơi chất lượng, sự cải tiến và độc đáo được tôn vinh - dễ dàng trở thành kẻ dẫn đầu cuộc chơi. 
 
Không thể khẳng định rằng những vấn đề này sẽ mãi mãi làm giảm khả năng cạnh tranh về công nghệ của Trung Quốc cũng như châu Á. Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng nếu như thiếu vắng những cải cách sâu rộng và từ gốc rễ, Trung Quốc sẽ mãi mãi bị tụt lại phía sau. Và, như vậy, Trung Quốc cũng như châu Á sẽ không còn có khả năng thay đổi diện mạo hoạt động thương mại và sản xuất trên toàn cầu như thời gian vừa qua. 
 
TTVN/FT
Thảo luận (0)
Nhấn Shift + Enter để xuống dòng. Đăng nhập để gửi thảo luận
0 ký tự
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:
Unistars on
Facebook Twitter Gplus RSS
Thông tin thị trường
Ngoại tệ
Mua CK Bán
Giá vàng
Tin mới đăng
Uni 06-01-2025 - Huong dan chinh sach thue doi voi khoan thuong cho nha phan phoi
Uni 02-01-2025 - Huong dan ke khai va nop thue truong hop nguoi lao dong khong thuoc dien dong BHXH va duoc hoan tra
Uni 30-12-2024 - Chinh sach thue TNCN chuyen gia nuoc ngoai
Uni 26-12-2024 - Chi phi khau hao tai san co dinh
Uni 23-12-2024 - Lap hoa don doi voi khoan chi phi ho tro
Uni 03-12-2024 - Thue TNCN doi voi thu nhap tu trung thuong
Uni 14-11-2024 - DNCX thanh ly may moc, thiet bi vao noi dia
Uni 11-11-2024 - Chi phi duoc tru trong thoi gian tam dung san xuat
Uni 21-10-2024 - Chinh sach thue
UNISTARS - TUYỂN THỰC TẬP SINH MÙA KIỂM TOÁN 2024
Tin đọc nhiều trong tháng
Uni 13-10-2016 - Huong dan thoi diem phat sinh thay doi DKT cua ho gia dinh, ca nhan
Uni 07-08-2013 - Huong dan ke khai nop thue nha thau
Uni 24-06-2013 - Huong dan su dung phieu xuat kho kiem van chuyen noi bo
Uni 21-10-2013 - Huong dan xu phat vi pham hanh chinh thue
Uni 14-12-2012 - Sua doi, bo sung mot so dieu cua luat quan ly thue
Uni 05-11-2013 - Huong dan khau tru và quyet toan thue TNCN tu tien luong tien cong
Uni 09-07-2013 - Huong dan Luat sua doi, bo sung Luat thue TNDN
Uni 02-05-2013 - Huong dan che do quan ly, su dung va trich khau hao tai san co dinh
Uni 09-10-2013 - Huong dan ve gach cheo phan con trong tren hoa don
Uni 11-12-2012 - Quy dinh muc luong toi thieu vung
© 2010 - 2015 Bản quyền thuộc về Công ty Kiểm toán Quốc tế Unistars