Phương pháp làm việc
1. Soạn lập Báo cáo cho giai đoạn được xem xét
1.1. Phân tích chức năng
Phân tích chức năng sẽ mô tả những chức năng được thực hiện, các rủi ro phải gánh chịu và các tài sản được sử dụng trong các giao dịch với các bên liên kết của Công ty trong giai đoạn được xem xét. Việc phân tích chức năng đóng vai trò quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, cơ quan thuế thường kỳ vọng các công ty phải có phân tích chức năng đầy đủ trong đó xác định và giải thích tính chất của các giao dịch với các bên liên kết. Thứ hai, phân tích chức năng là bước cần thiết để thực hiện mọi phân tích so sánh vì phân tích chức năng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn các công ty tương đồng.
Phân tích chức năng sẽ giúp xác định đặc tính của các bên tham gia vào các giao dịch. Từ đó là cơ sở để xác định các công ty được lựa chọn để so sánh và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để nâng cao trình độ tin cậy của kết quả phân tích so sánh.
Phân tích chức năng chủ yếu sẽ bao gồm các buổi phỏng vấn với nhân viên chủ chốt để có được thông tin chi tiết về các chức năng thực hiện, các rủi ro gánh chịu và các tài sản được sử dụng của Công ty trong hoạt động kinh doanh. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, phần lớn các thông tin cần thiết cho việc phân tích chức năng có thể thu thập được thông qua các buổi phỏng vấn này. 1.2. Phân tích ngành
Phân tích ngành sẽ tổng hợp các điều kiện kinh tế xung quanh hoạt động kinh doanh của Công ty, để phản ánh các xu hướng ngành trong giai đoạn được xem xét và nếu có thể, đưa ra kết luận về mối tương quan giữa các xu hướng ngành và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.3. Phân tích tài chính
Mục đích của phân tích tài chính là để đánh giá và ghi lại kết quả của các giao dịch nội bộ giữa các bên liên kết với nhau, phân tích tài chính sẽ rà soát các yếu tố chính tác động đến mức lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn được xem xét, và tiến hành phân tích thông kê và phân tích tài chính các kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn được xem xét, tập trung vào các yếu tố nội bộ và bên ngoài có tác động đến kết quả tài chính của Công ty trong giai đoạn được xem xét. 1.4. Phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế áp dụng phương pháp được lựa chọn đối với thông tin tài chính của Công ty trong giai đoạn được xem xét để xác định xem chính sách giá của các GDLK của Công ty có được thực hiện theo nguyên tắc giá giao dịch độc lập (“GDĐL”) hay không.
Chúng tôi tiến hành phân tích kinh tế nhằm ghi lại phương pháp xác định giá GDĐL mà Công ty sử dụng trong các GDLK và xác định xem các phương pháp này có phù hợp để kiểm tra các GDLK của Công ty theo quy định về xác định giá GDĐL ở Việt Nam hay không.
1.5. Phân tích so sánh
Có nhiều nguồn dữ liệu tìm kiếm các công ty tương đồng để thực hiện phân tích so sánh. Nhưng dữ liệu này nhìn chung được chia thành hai nhóm- dữ liệu so sánh nội bộ của Công ty và dữ liệu so sánh được xác định từ nguồn dữ liệu bên ngoài. Ví dụ về phân tích so sánh với dữ liệu nội bộ bao gồm các thoả thuận bán hàng hoặc mua hàng tương tự nhau mà Công ty thực hiện với các bên liên kết và các bên độc lập.
Nếu không có dữ liệu so sánh nội bộ thích hợp nào tồn tại, việc đưa ra mức lợi nhuận phù hợp với chức năng của Công ty phải phụ thuộc vào việc tìm kiếm các nguồn dữ liệu công khai để xác định biên độ lợi nhuận của các công ty tương đồng ( có thể so sánh được) với Công ty, tức là thông qua phân tích dữ liệu so sánh bên ngoài.
Để thực hiện việc tìm kiếm so sánh, chúng tôi sẽ tiến hành các nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu trên sàn chứng khoán Việt Nam, sàn giao dịch quốc tế để cung cấp cho Quý Công ty một chỉ số kết quả lợi nhuận hoạt động thích hợp của các công ty tương đồng có chức năng tương tự như Công ty.
Cơ sở dữ liệu trên sàn chứng khoán Việt Nam, sàn giao dịch quốc tế là một cơ sở dữ liệu tổng hợp. Cơ sở dữ liệu này cung cấp dịch vụ thông tin bao gồm thông tin tài chính của các công ty được niêm yết trên 3 sàn chứng khoán của Việt Nam là: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và thị trường giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM). Phân tích so sánh sử dụng các dữ liệu so sánh bên ngoài gồm những bước sau đây:
-
Kiểm tra trên cơ sở dữ liệu trên sàn chứng khoán Việt Nam, sàn giao dịch quốc tế để lựa chọn các công ty tương đồng hoạt động trong các điều kiện tương đồng;
-
Phân tích so sánh các công ty tương đồng và thực hiện điều chỉnh cho bất kỳ sự khác biệt nào có thể liên quan đến chức năng hoạt động, rủi ro phải gánh chịu và các tài sản mà các công ty này sử dụng;
-
Tóm tắt các kết quả tìm kiếm và đưa ra các lý do cho việc chấp nhận hay loại trừ các công ty tương đồng;
-
Tóm tắt kết quả đạt được từ việc thực hiện phân tích so sánh; và
-
So sánh mức lợi nhuận/ tỷ suất lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn được xem xét với mức lợi nhuận của các công ty tương đồng.
1.6. Soạn lập Báo cáo về chính sách giá theo quy định của Việt Nam
Mục đích của việc soạn lập báo cáo về chính sách giá là tổng hợp các thông tin nêu trên thành một báo cáo phù hợp với các yêu cầu của Việt Nam. Các quy định của Việt Nam yêu cầu ngôn ngữ báo cáo phải là tiếng Việt và Công ty có 30 ngày làm việc để nộp báo cáo nếu được yêu cầu trong quá trình kiểm tra/ thanh tra.
1.7. Báo cáo
Khi dịch vụ kết thúc, chúng tôi sẽ gửi tới Quý Công ty một bản Báo cáo cho giai đoạn được xem xét, trong đó bao gồm các mục sau:
-
Phân tích chức năng mô tả các chức năng được thực hiện, các rủi ro phải chịu và các tài sản được sử dụng trong các
năm được xem xét;
-
Phân tích ngành tổng hợp các điều kiện kinh tế có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để phản
ánh các xu hướng ngành trong các năm được xem xét;
-
Phân tích tài chính, sử dụng dữ liệu của các năm đươc xem xét;
-
Phân tích phương pháp xác định giá GDĐL thích hợp để có thể áp dụng cho các GDLK được xem xét của Công ty;
-
Kết quả Phân tích so sánh; và
-
Kết luận của chúng tôi.
Báo cáo về chính sách giá sẽ được soạn lập bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý Công ty một bản thư quản lý, trong đó tóm tắt nội dung chính và kết quả của Báo cáo và đưa ra ý kiến về các rủi ro tiềm tàng về giá chuyển nhượng (nếu có) bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
2. Rà soát tổng quan tờ khai thông tin về GDLK cho giai đoạn được xem xét
Rà soát tổng quan các điều chỉnh quan trọng tiềm tàng do sự khác biệt về mặt kế toán và thuế thông qua việc so sánh các quy tắc kế toán mà Quý Công ty đang áp dụng với các quy định, phương pháp và cách áp dụng thuế hiện hành của các cơ quan thuế;
Rà soát tổng quan tờ khai thông tin về GDLK do Quý Công ty kê khai để đảm bảo các khoản mục có sự khác biệt lớn về mặt kế toán và thuế đã được thể hiện chính xác;
Xác định các khoản mục (đối với các giao dịch trọng yếu) mà phương pháp tính thuế do Công ty áp dụng có thể khiến Công ty phải chịu các rủi ro như bị đánh thuế bổ sung hoặc chịu phạt. Qua đó, Công ty có thể đưa ra quyết định về các điều chỉnh cần thiết đối với tờ khai thông tin về GDLK; và
Cung cấp một bản tóm tắt về những các kết luận và kiến nghị của chúng tôi qua email.
3. Hỗ trợ thanh tra về giá chuyển nhượng
Trong trường hợp Cơ quan thuế („CQT‟) tiến hành thanh tra việc tuân thủ quy định về thuế hiện hành của Công ty, đặc biệt đối với quy định về giá chuyển nhượng (Nghị định 20 và Thông tư 41), chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý công ty trong quá trình thanh tra. Dịch vụ thực tế sẽ phụ thuộc vào yêu cầu, kết luận và câu hỏi của CQT (và/ hoặc các cơ quan khác trong Tổng cục thuế Việt Nam (“TCT”) bao gồm:
-
Thảo luận và tư vấn cho Công ty về chiến lược áp dụng trong thanh tra thuế, bao gồm tham gia các cuộc họp trực
tiếp hoặc các buổi thảo luận qua điện thoại;
-
Tham gia các cuộc họp với CQT (và/ hoặc các cơ quan thuế khác của TCT và Bộ Tài chính), bao gồm chuẩn bị biên bản chi tiết cho các cuộc họp này;
-
Chuẩn bị, thu thập và/ hoặc dịch các thông tin theo yêu cầu của CQT; và
-
Các hỗ trợ khác liên quan đến thanh tra thuế (ví dụ; trao đổi với cơ quan thuế, v.v…).
Nếu chúng tôi tiếp tục hỗ trợ Quý Công ty trong quá trình thanh tra về giá chuyển nhượng, chúng tôi sẽ có một thoả thuận riêng biệt với Quý Công ty.
|